Ở Nhà Chăm Con Dễ hay Khó?

Trong cuộc sống hôn nhân thỉnh thoảng sẽ nghe thấy những cụm từ rất khó nghe, chẳng hạn như “có giữ con mà cũng không xong”, “không biết làm mẹ”, “thử ra ngoài làm đi rồi biết kiếm tiền cực khổ cỡ nào”, “ở nhà có ăn với giữ con mà cũng than mệt”…. vân vân và mây mây. Mấy câu này có vẻ nghe quen quen phải không? Chắc đâu đó một lần trong motherhood đã từng nghe qua.

Một số bạn bị nói vậy thường cảm thấy buồn bực, u uất, bất lực ôm con ngồi khóc. Thực sự ra ai mà nói ra những ngôn từ như thế thì chỉ số EQ chắc thấp lắm nên mình không cần buồn làm gì, chỉ“phản kháng” lại him để tránh việc him làm tổn thương cảm xúc mình hết lần này đến lần khác. Xã hội bây giờ nam nữ có ăn học như nhau, đôi khi phụ nữ học cao hơn cả ck mình nữa. Họ bị yếu thế về kinh tế không phải không có khả năng kiếm tiền mà là do hoàn cảnh sống thay đổi, không có background vững chắc hoặc đơn giản họ hy sinh sự nghiệp để có nhiều thời gian ở cạnh chăm lo cho con cái, gia đình của mình.

Lúc chưa có dịch thì chỉ chăm và nuôi con còn bây giờ đang trong thời dịch thì kiêm nhiệm luôn việc dạy kiến thức cho con nữa. Công việc cũng không hề nhẹ nhàng gì đâu, “xà quần” 24 tiếng mỗi ngày. Với lại các mom đâu phải chưa từng đi làm phải không nào? Đồng ý làm công việc nào cũng cần có một khoảng thời gian học hỏi để quen việc, nhưng sau khi đã đi vào guồng máy thì đâu cần phải đầu tắt mặt tối nữa. Đôi khi ngồi trong văn phòng không biết làm gì cho hết 8 tiếng nữa là.

Mỗi ngày đến công ty làm việc đâu có vất vả bằng công việc chăm một đứa bé có đến “1001 sắc thái” khác nhau phải không nào? Mỗi ngày thức dậy sẽ có một trải nghiệm mới làm các mẹ cứ căng thẳng đầu óc tìm với hiểu (cái đó là chưa kể đến công phụ giúp của ông bà nữa đấy). Nếu so sánh 8 giờ được trả công bên ngoài với 24 giờ chăm con không ai trả một đồng, chịu đổi không nào? Chắc chắn là đánh chết cũng không chịu đổi đâu. Rõ ràng là đưa hết quyền ưu tiên, lợi thế để được hãnh diện với người với đời, không cám ơn thì thôi lại còn “đá xoáy” kiểu bề trên thế nữa.

Làm vk ck là vì tình vì nghĩa nghĩa nên dù có bức xúc cỡ nào thì cũng không được nói ra những lời “đụng chạm” như thế được. Bỉm thối sữa hôi cộng thêm trầm cảm tiếng khóc của con đủ làm kiệt sức người mẹ rồi. Nếu không nói được lời động viên, chia sẻ thì nên im lặng để giữ sự sang chảnh vốn có của một người đàn ông trụ cột gia đình nhé.

Bí quyết định tồn của chuột Hồ Trù

Ở vùng sa mạc Tây Phi có một loại chuột được gọi là Hồ Trù, loại chuột này có khả năng sinh tồn rất mạnh trong môi trường thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc. Năng lực sinh tồn đó có được là do khả năng kiếm nước cực kỳ lợi hại và cấu tạo cơ thể độc đáo của chúng. Vì dạ dày rất nhỏ, không chứa được nhiều nước, tiêu hao rất nhanh nên mỗi ngày chúng đều không ngừng chạy tới chạy lui tìm nước, dường như là không nghỉ ngơi bao giờ.

Hồ Trù thật ra cũng có đôi lúc dừng lại, những lúc đó chúng có hành vi rất đặc biệt, chỉ nằm dưới đất đưa 4 chân lên trời, không nhúc nhích động đậy gì cả.

Đối với hiện tượng này, có lẽ những người có hứng thú với động vật sẽ có những suy đoán khác nhau nhưng phần lớn mọi người đều cho rằng, chắc là do chuột Hồ Trù mệt quá rồi, muốn nghỉ ngơi để hồi phục sức lực, bởi vì không lâu sau, chúng lại bắt đầu chạy tới chạy lui, đi tìm nguồn nước, nhưng tại sao lúc nghỉ ngơi chúng lại đưa bốn cái chân lên trời thế kia? Suy đoán này có vẻ cũng không hoàn hảo.

Cũng có một số người phỏng đoán là có thể chuột Hồ Trù mỗi lần uống quá nhiều nước, cơ thể chịu không nổi nên mới “giơ càng” lên như thế. Nhưng lý do này cũng không hợp lý cho lắm, căn cứ theo lượng nước trong cơ thể của chúng thì chúng không thể nào một lần mà uống được quá nhiều nước như thế được.

Một chuyên gia động vật học cuối cùng cũng tìm ra được đáp án, ông ta chỉ ra rằng, mỗi lần chuột Hồ Trù nghỉ ngơi đều đưa 4 chân lên trời là vì nhiệt độ bề mặt ở sa mạc rất cao, với lại mỗi ngày chúng phải chạy tới chạy lui hàng chục thậm chí hàng trăm km nên da bụng của chúng bị ma sát với bề mặt sa mạc, làm cho da càng ngày càng nóng lên, đến lúc nóng quá chịu không nổi nữa thì mới dừng lại rồi đưa bốn chân lên trời để tản nhiệt, đợi cho nhiệt độ hạ xuống thì lại tiếp tục chạy đi kiếm nước. Chuyên gia cũng chỉ ra giới hạn quảng đường mà chuột Hồ Trù có thể chạy liên tục là: 150 km. Vượt qua khoảng cách này thì chúng bắt buộc phải dừng lại để da bụng được tản nhiệt.

Cách nghỉ ngơi của chuột Hồ Trù đem đến cho chúng ta một bài học sâu sắc: Có nhiều lúc chúng ta nổ lực bôn ba trên đường đời, nhưng đến một lúc nào đó khi chúng ta chịu không nỗi những áp lực thì phải biết học cách nghỉ ngơi của chuột Hồ Trù. Phải nhớ, dừng chân đúng lúc thật ra là để tiến xa hơn.

Nguồn http://m.rensheng5.com/zheligushi/id-171808.html

Nghiệp của con ốc ký cư (ốc mượn hồn)

Có nhiều loài động vật ở trên đời rất thích chiếm hữu đồ của người khác, ví dụ như chiếm tổ, chiếm thức ăn của người ta và “cuỗm” sức lao động của họ. Ốc ký cư thuộc một trong số đó nên chúng lúc nào cũng chui vào vỏ của người khác xem như nhà của mình. Nhìn bề ngoài thì giống như sở hữu được một tổ ấm. Đụng chuyện thì chui vào trong, như thể thật sự tìm được cảm giác an toàn cho bản thân, lúc bình yên thì lại chui ra, cả ngày cứ đội cái vỏ chạy tới chạy lui trên bãi cát như thế.

Bởi vì chiếm giữ nên ốc ký cư tự mang cho mình một gánh nặng mà vốn dĩ nó không thuộc về chúng. Lúc kẻ thù tới chúng chạy ì ạch, đã vậy người cồng kềnh dễ bị phát hiện từ xa nên thường trở thành bữa ăn ngon miệng của kẻ thù. Thiên địch của ốc ký cư chính là con mồng biển đầu đỏ, chỉ cần thấy một cái vỏ óc di chuyển trên bãi biển là bay tới mổ ngay lập tức, mổ cái nào trúng cái đó, không trật phát nào. Chính cái vỏ chiếm hữu được từ người khác của ốc ký cư vô tình lại trở thành nhà tù của cuộc đời chúng, là nơi chôn thay của chúng

Ốc ký cư vì tham lam nên thích đi chiếm dụng nhà của người ta. Nhưng chỉ có bản thân chúng cả đời không thể nào hiểu được đó chính là cái vỏ do bản thân tự mình mang vào lại khiến chúng không thể nào cởi bỏ ra được.

Ngay lúc chúng ta chiếm hữu một vật gì đó thì cũng chính là lúc chúng ta bị vật đó chiếm hữu, chúng ta vì một vật “phỏng tay trên” của người khác mà đắc ý nhưng cũng chính vì thế mà tự mang trên mình một gánh nặng. Thậm chí việc chiếm hữu đó có thẻ khiến cho vận mệnh của bản thân rơi vào cảnh dầu sôi lửa bỏng, gặp nguy hiểm và tai hoạ

Nhiều việc bất hạnh trên đời đều là bản thân mình tham lam muốn “giành giật chiếm lấy” cho bằng được để vác trên mình một “cục nợ”, rồi lại bị chính cái “cục nợ” đó kiềm hãm, hạn chế, không được tự do tự tại nữa.

Nguồn http://m.rensheng5.com/zheligushi/id-167934.html

Lợi dụng nghịch cảnh

Các bạn đã từng thấy qua một con chim ưng bay trong mưa gió bão bùng chưa? Các bạn có biết vì sao một con chim ưng không sợ bão táp phong ba, kiên cường tung cánh trong trời mưa bão như thế không?

Chim ưng cũng giống các loài chim khác, đều có khả năng cảm nhận được những bất thường của thiên tai tự nhiên sắp xảy đến. Tuy nhiên, khi bão tố sắp đến gần, các loài chim khác đều nhanh chóng tản ra bốn phương tám hướng tìm chỗ trú thân, chim ưng không những không đi tìm chỗ an toàn để tránh mưa gió, ngược lại còn bay đến vách đá dựng đứng gần đó, đậu ở địa điểm cao chót vót, phóng tầm mắt quan sát bầu trời, sẵn sàng đón nhận cơn bão sắp đến.

Khi cơn cuồng phong đến gần, chim ưng vốn dĩ đã chuẩn bị sẵn sàng tâm thế nghênh chiến, từ từ vươn đôi cánh của nó lên, cho đến khi toàn bộ đôi cánh của nó đã căng lên vì gió mạnh – chính sức mạnh của gió đã nâng cơ thể của nó lên không trung, giúp nó vượt qua và bay trên cơn thịnh nộ của thời tiết.

Lúc cuồng phong mưa gió đến, chim ưng không những không trốn tránh mà còn biết lợi dụng sức mạnh của bão tố biến nó thành sức mạnh của bản thân dũng cảm kiên cường vượt qua thời tiết bất lợi.

Nếu ở thế giới loài người thì sao nhỉ? Bão táp mưa sa cũng có thể ập đến cuộc đời bất cứ lúc nào, nhưng chúng ta có thể giống một con chim ưng bay trong mưa bão không, biết dùng dũng khí và ý niệm dũng cảm để ứng phó với nó, chiến đấu với nó và vượt qua nó không? Bão táp mưa sa không thể nào đánh bại được chúng ta, khổ nạn sẽ không dìm chết được chúng ta, sức mạnh của sinh mạng cũng sẽ như thế giúp chúng ta bay cao trên nghịch cảnh, vượt qua bất hạnh.

Hãy nhớ kỹ nếu một người ngã quỵ trong phong ba bão táp của cuộc đời, thứ làm cho anh ta sụp đổ chắc chắn không phải là trọng trách của cuộc đời mà chính là cách anh ta ứng phó với nó mà thôi.

Nguồn http://m.rensheng5.com/zheligushi/id-166555.html

Hai câu chuyện triết lý

Câu chuyện thứ 1

Một con quạ đậu trên cây cả ngày không làm gì cả, một con thỏ nhìn thấy con quạ như thế bèn hỏi: Mình có thể giống cậu cả ngày không làm gì hết được không? Nói rồi, thỏ ta mới nằm nghỉ dưới bóng cây to, đột nhiên, một con cáo phát hiện ra thỏ liền nhảy tới vồ ngay lấy thỏ và nuốt trọn con mồi vào bụng.

Nếu muốn đứng yên không làm gì cả thì bạn nhất định phải đứng cho thật là cao, dạng đỉnh của đỉnh.

Câu chuyện thứ 2

Một con chim nhỏ bay về phương nam trú đông. Trời rất là lạnh, chú chim nhỏ dường như bị lạnh cóng, vì thế, lúc bay xà qua một bãi đất trống rộng lớn, có một con bò đi ngang và để lại một bãi phân lên mình chú chim nhỏ. Chú chim bị cóng nằm trong đóng phân cảm thấy rất ấm áp nên từ từ khôi phục lại năng lượng. Nó lim dim mơ màng nằm trong đóng phân ấm áp rồi cao hứng cất cao giọng hót. Một con mèo hoang đi ngang nghe tiếng hót của con chim, tiến lại gần xem xét tình hình, đi theo tiếng hót một lúc thì nó phát hiện ra chú chim nhỏ đang nằm trong đóng phân, nhanh như cắt con mèo lôi nó ra để ăn thịt.

Không phải ai đem đóng phân đổ lên mình của mình đều là kẻ địch. Cũng không phải ai kéo mình ra khỏi đóng phân đều là bạn bè. Với lại khi đang nằm trong đóng phân thì tốt nhất là nên im miệng lại.

Nguồn http://m.rensheng5.com/zheligushi/id-169876.html