Nuôi con ở Nhật (5)

Thế là con gái đi học được một tuần. Sáng nào cũng thức dậy sớm ríu ra ríu rít hỏi mẹ là hôm nay có được ngồi xe buýt đi học không? Thích được ngồi xe buýt, được gặp bạn bè và thầy cô. Con đi học chả khóc tẹo nào, chỉ có mama hơi mũi lòng mỗi khi con vẫy tay chào khi xe buýt đợi đèn xanh đèn đỏ. Chăm sóc cực khổ đêm ngày, giờ con đi mẫu giáo thấy con lớn nhanh cứ như thổi ấy. Hơn một tuần mới nhớ tên được vài bạn mà là bạn trai không chứ. Về đến nhà là ca hát rồi dạy papa, mama cách cô giáo dạy chào hỏi, cười đến đau cái bụng với chỉ. Đi mẫu giáo mà chả vẽ, chả viết gì cả, nhưng thấy có vẻ lễ phép và bắt đầu dùng một ít kính ngữ rồi.

Ngày nào trước khi đi ngủ cũng nói「1。明るい子になります。2。素直な子になります。3。丈夫な子になります」(1. Con sẽ thành một đứa trẻ lanh lợi. 2. Con sẽ trở thành một đứa trẻ thật thà. 3. Con sẽ trở thành một đứa trẻ khỏe mạnh.)「お父様、お母様、今日も美味しいお弁当をありがとうございます。残さないようによく噛んでいます。いただきます。」(Thưa ba, thưa mẹ, cám ơn đã chuẩn bị cơm ngon cho con ngày hôm nay. Con sẽ ăn thật ngoan để không bỏ lại cơm thừa. Con xin phép ăn đây.)
Thầy cô giỏi quá, mới có hơn một tuần mà con bé nhớ lào lào, dạy mama nói theo. Cũng đơn giản nhưng nghe cảm động lắm. Thấy con trưởng thành qua từng cử chỉ, lời nói. Hy vọng con cứ như thế mà trưởng thành, không cần tài giỏi, chỉ cần trở thành một đứa bé như tôn chỉ giáo dục của trường là mừng lắm rồi con ạ.

Mama không có giỏi làm obento (cơm hộp) cho con gái nhưng do mỗi tuần chỉ làm một lần nên cũng cố gắng google tra các kiểu đơn giản dễ làm cho công chúa coi như là khích lệ tinh thần “ham học”. Cứ mỗi khi mẹ sắp làm obento thì con gái nịnh lắm, kêu gì cũng làm, bảo gì cũng nghe. Làm obento cho con cái bên đây đôi khi giống như vẻ một bức tranh, nặn một bức tượng ấy. Obento của mama không đẹp nhưng có bỏ rất nhiều gia vị yêu thương vào trong đó rồi nên hy vọng con sẽ vui mỗi khi ăn, vậy là đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO rồi nhé.

 

Nuôi con ở Nhật

175EB59A-F47A-4D45-A15E-A2A3D1E6A9AD

Lúc mới qua Nhật, tâm trạng đầu óc ngây thơ đến lạ, cái gì cũng toàn màu hồng thôi, cái gì cũng háo hức muốn biết muốn đi và muốn làm, nhưng lại khổ một nơi là không biết tiếng, biết đường. Muốn người khác dắt đi chơi mà ở Nhật đâu có ai rảnh mà dắt đi hoài, thế là phải tự học cách đi lại. Đã không biết mấy lần mình bị lạc giữ Tokyo, nhưng nhờ có bản đồ nên cũng mò được về nhà. Ở chỗ khác mình không biết, chứ ở tokyo mới đi xe điện chắc ai cũng bị nhằm tuyến ít nhiều 🙂

Nhờ cái gì cũng cố gắng tự làm lấy nên mình không còn cảm giác sợ sệt. Nói thật ở Nhật mình đi đến cửa quyền làm giấy tờ nhiều hơn ở Việt Nam nữa. Lúc trước ở quê, mình chả cần phải lăn tăn mấy chuyện giấy tờ, miễn cần là có hai người đàn ông sẵn sàn giúp đỡ nhiệt tình (là bố và anh trai), nên làm gì có kinh nghiệm. Ở đây có đủ loại giấy tờ phải làm, hai vợ chồng cùng làm, bữa nào chồng bận quá thì mình phải tự đi. Đi thì chỉ làm biếng đợi chờ, xe cộ chứ hoàn toàn không có cảm giác sợ hãi hay lo lắng. Đơn giản là mọi người rất tử tế và biết được vị trí của mình, rất xứng đáng với tiền thuế mà mình đóng cho họ (ở Nhật thuế cũng thuộc hàng cắt cổ chứ có rẻ rúng gì).

Khi qua đây là các chị cũng lường trước sẽ nhiều khó khăn, vất vả, người thân sẽ giúp đỡ một phần nào đó thôi, không thể trông cậy hết vào họ được. Tự mình giải quyết việc của mình thì vẫn hơn. Nếu mình hiểu biết cái xã hội mà mình đang sống càng nhiều thì sự tự tin sẽ càng cao. Tự tin là thứ không thể mua mà là do mình tạo ra, có ít hay nhiều là do mình bỏ ra bao lâu thời gian để tạo ra nó.

Theo lẽ thường thì kết hôn xong là phải chữa đẻ, bầu bì, thân mình không xong mà còn phải mang thêm con, khổ vậy đấy mấy mẹ. Mình thì mới có một nách, có nhiều mẹ hai nách chắc còn mệt hơn nhiều lắm. Phụ nữ muôn thưở thiệt thòi chuyện sinh con, nuôi con, dạy con nên đôi khi cuộc sống tự do tự tại của bản thân phải tạm gác qua một bên. Chỉ đến khi con lớn biết tự chăm sóc thì mới lót tót đi làm lại. Lúc đó sồn sồn rồi công ty nào nó nhận nữa nên chỉ được đi làm công theo giờ, làm thời vụ. Vì vậy hai chữ sự nghiệp là đều vô cùng xa xí phẩm.

Xã hội Nhật hiện đại nhưng vẫn còn có quan niệm coi trọng trưởng Nam, đàn ông là phải có sự nghiệp. Phụ nữ có cũng được không có cũng không sao nên sau khi lập gia đình họ khá là thiệt thòi. Đã vậy phụ nữ vốn thương con, họ có thể bỏ tất cả chứ không thể bỏ con. Nên nếu đã vướng bận hai chữ gia đình thì ít nhiều phải hy sinh hoặc có một sự gò bó nhất định nào đó vì các con.

Câu nói con hư tại mẹ cháu hư tại bà vẫn còn tồn tại trong xã hội Nhật đấy. Vì mang cái mác văn mình hiện đại nên người ta sợ nói quỵt tẹt ra, nhưng ai cũng ngầm hiểu rằng đàn ông đi làm kiểu bán sống bán chết như zombie ấy thì đương nhiên chỉ có phụ nữ chịu hết các khoản nuôi dạy con. Mà làm như phụ nữ bên đây khi kết hôn họ cũng mặc định chuyện đó rồi, áp lực là không hề nhỏ nên họ rất chịu khó đầu tư cho con của mình. Cả công việc, thú vui còn bỏ thì đủ biết hy sinh cỡ nào. Phụ nữ Việt còn đi làm, gửi con nhà trẻ, cho nội, cho ngoại, ở gia đình có điều kiện họ còn gửi cho người giúp việc nữa chứ. Phụ nữ Nhật 3 năm đầu đời, nếu không có sự nghiệp lẫy lừng (bác sĩ, luật sư, giám đốc…) họ sẽ chọn ở cạnh con mình suốt. Rồi đợi đến khi con biết tự chăm sóc mình, họ mới kiếm việc baito làm để kiếm thêm thu nhập hoặc đơn giản là để đỡ cô đơn buồn chán. Mình lấy ví dụ mẹ Nhật để thấy không chỉ mình khổ mà ai được gọi là mẹ đều khổ y rang nhau.

Người làm mẹ vui nhất là được người ta khen con ngoan, con giỏi, con tài. Thật đấy mỗi lần mình nói chuyện với mẹ chồng, mình đều nói mẹ giỏi quá có ba đứa con mà nuôi đứa nào cũng thành tài, nghề nghiệp tốt đẹp. Con ngưỡng mộ mẹ lắm. Mình không có nịnh mà là mình nói thật đấy, mình mới có một bánh bèo mà cứ trăn trở không biết phải giáo dục chỉ sao đây. Đằng này mẹ mình tận ba đứa mà đứa nào cũng giỏi đụng nóc. Mỗi lần nói thế mẹ vui còn hơn được mình cho quà. Mà nói thật nếu người ta khen con bạn thế mấy bạn có vui không? Không chừng bay thẳng lên trời luôn chứ không còn ở được dưới mặt đất nữa.

Mà đâu phải mình nói “ê, baby, lớn lên giỏi nhe con, lớn lên con phải thay đổi thế giới cho mẹ” là tự nhiên con mình giỏi được. Phải có đầu tư ngay từ khi còn rất nhỏ, giống đầu tư kiểu khởi nghiệp bây giờ vậy đó, tiền thì không có nhưng ý chí và niềm tin thì nhất định không được thiếu. Nền giáo dục Nhật là nền giáo dục tiên tiến và toàn diện nên còn rất nhỏ các đứa bé đã được cho học âm nhạc, thể thao, ca hát, vẽ tranh … nói chung là đủ thứ để các đứa bé có một kiến thức nền bao quát.

Công việc tại gia không phải không có nhưng cái gì cũng có cái giá của nó. Bằng hình thức nào đi nữa thì kiếm tiền chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Ở nhà đôi khi mức độ bốc lột, đòi hỏi, rủi ro, cạnh tranh còn cao hơn là làm việc chính thống. Muốn công việc tốt phải có kỹ năng, muốn có kỹ năng thì phải học ạ. Mình từng lăn lộn kiếm tiền tại gia và biết rằng những công ty thuê người làm tại gia đa phần cũng chả phải thiện nam tín nữ gì, vì họ nắm bắt tâm lý người ta cần việc rồi ép giá, bốc lột và đôi khi còn quỵt tiền nếu mình sơ hở. Nhiều lúc làm bán sống bán chết mà không đủ tiền mua dầu cạo gió nữa. Trong khi trước mắt mình là là đứa con đang cần mình chăm sóc sức khỏe, chia sẽ tình yêu để hình thành nhân cách.

Chị nào mới qua được đi làm ngay thì quá là may mắn rồi, nhưng không vì nó mà bán rẻ sức khỏe, người thiệt thòi là bản thân mình rồi đến con của mình. Bạn nào chưa thể vì kẹt con nhỏ thì cứ thông thả học thêm ngôn ngữ hoặc bằng nghề gì đó và đợi bé lớn lớn một tý cũng không muộn. Mấy bạn có thể dẫn con đi dạo, đến mấy trung tâm kodomohiroba , thư viện (miễn phí và đó cũng là quyền lợi con mình phải được hưởng), mua sách đọc cho con nghe (vừa đọc sẵn luyện giọng luôn, một công đôi việc), xem ti vi (để biết trẻ con Nhật thích gì), mua đồ chơi và chơi cùng con (ở Nhật đa số đồ chơi đều mang tính giáo dục và phát triển trí tuệ cao), dẫn con đi học các khoá học (tiếng Anh, piano, vẽ, ca, hát, nhảy, múa…). Bao nhiêu thứ phải làm mà.
Chịu bỏ công ra những năm đầu đời thì sao này bạn sẽ không hối tiếc về sau. Các mẹ đã có một lợi thế là con trưởng thành trên background của nước nhật nếu bỏ qua giai đoạn vàng này sẽ rất đáng tiếc cho cả bạn và con. Cố gắng biến nỗi buồn thành sức mạnh để học hỏi thêm. Khi học đủ đi làm thì con cũng lớn, rồi con đi học, các bạn đi làm, chính thức sống cuộc sống mình mong muốn. Dù là hy sinh sự nghiệp nhưng ít nhất cũng có công việc nhỏ nhỏ vui buồn sớm tối, vẫn đỡ hơn là không có gì.

 

Văn hoá gia đình Nhật Bản

9527ABA8-0D16-4C11-9E64-566ECE5A0239

Hôm trước đi siêu thị, lúc xếp hàng tính tiền gặp một gia đình 4 người, bố mẹ và hai người con. Con trai tầm 7 tuổi còn con gái không quá 10 tuổi. Mình biết họ là gia đình vì ông bố cứ quay xuống nói chuyện với người con gái, còn bà mẹ thì lại thường nói chuyện với con trai. Mình cứ nghĩ, gia đình đi chung thì tính tiền chung nhưng hơi bất ngờ khi bố mẹ tính riêng và hai đứa con tính riêng. Ở Nhật, mình biết con cái được cho phép giữ tiền túi từ lúc còn rất bé (tiểu học đã bắt đầu), nhưng đến hôm đó mới thấy một ví dụ thực tế về cách ứng xử xài tiền trong gia đình.
Bản thân mình nghĩ, vậy cũng tốt, con biết học cách giữ tiền từ nhỏ, biết quý trọng giá trị của đồng tiền để phấn đấu nhiều hơn. Con muốn mua thứ gì thì phải do con để dành tiền để mua, sau này muốn nhiều hơn thì phải kiếm được việc làm để dành lương để sắm. Chỉ có tiền của mình làm ra mình mới có quyền xài nó như thế nào. Phải làm rõ tư tưởng ba mẹ không phải cái máy rút tiền, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu. Nhiều người vẫn nghĩ có tiền thì để cho con chứ cho ai. Cái đó mình đồng ý. Nhưng cho như thế nào để thành một triết lý sống trong cuộc đời con thì đó mới là vấn đề.
Có người bảo dạy con sống tự lập từ nhỏ là hơi nghiêm khắc, nhưng mình lại không nghĩ vậy, thà là dạy con theo nguyên tắc để sau này cuộc đời con không lộn xộn. Chiều chuộng con quá con sẽ sống dựa dẫm, bước khởi đầu của nhiều hệ lụy. Con đã quen sống có sự chở che của ba mẹ thì ba mẹ nuôi thiếu một ngày cũng là cái tội và có khuynh hướng hay oán trách ba mẹ khi gặp vấn đề khó khăn. Ba mẹ thì cứ già đi mà phải nai lưng ra nuôi con, rồi lại phát bực bảo sao con chỉ biết bám lấy mình, không có chí cầu tiến. Các mẫu thuẫn gia đình từ đó mà phát sinh.
Sau khi kết hôn thì mình cũng đã chuẩn bị tâm lý sống phần đời còn lại ở quê chồng. Mình là một bà mẹ “Nhật nửa vời” nên những vấn đề giáo dục con cái theo chuẩn Nhật vừa khó, vừa mới, vừa “xàm” với mình (vừa học, vừa thực hành … gần chết, :)). Mình không thần thánh hoá cách giáo dục của người Nhật. Có nhiều thủ tục rườm rà đến phát bực nhưng thật không thể phủ nhận họ có quá nhiều điều về giáo dục con người mà mình phải học hỏi. Mình cũng không có nói là người Nhật ai cũng tốt (tội phạm ít lắm nhưng mỗi khi vụ án xảy ra thì mức độ biến thái lắm), nhưng đa phần những đứa trẻ Nhật lớn lên không thành công thì cũng thành nhân, mình thấy theo số đông.
Ba mẹ Nhật luôn quan niệm con cái là món quà thượng đế ban tặng họ. Tư tưởng có con để nhờ con không còn tồn tại trong xã hội Nhật từ rất lâu rồi. Mình từng chứng kiến nhiều bà mẹ Nhật nhìn con nhập học lớp 1 mà khóc thút tha thút thít. Mình thì hơi ngạc nhiên vì người Việt mình nghĩ con cái lớn đi học thì vui chứ sao lại khóc sướt mướt thế. Từ từ thì mình cũng hiểu ra vấn đề, là do họ biết con họ đang trưởng thành, trở thành người của xã hội, sẽ không còn cơ hội ẵm bồng trong vòng tay của họ nữa. Sau này lên đại học họ sẽ dọn ra ký túc xá hoặc nhà trọ. Nếu lập gia đình thì đôi khi muốn gặp nhau phải hẹn giờ nữa đấy chứ. Con có thời gian sẽ về thăm thường, không thì cả năm mới được gặp nhau một lần nếu đi làm ăn xa.
Không phải ngẫu nhiên mà xã hội Nhật đang già hoá. Người nhật không tiền sẽ không nghĩ đến việc cưới vợ sinh con vì đó là những thứ xa xỉ đối với họ. Nhiều người Việt bảo không vợ con về già không có ai lo. Cái đó thì còn tuỳ. Nếu bạn có bản lĩnh cưới một người vợ, người chồng tài giỏi rồi cả hai giáo dục ra những đứa con ngoan thì các bạn hưởng thành quả, còn không được như ý thì sẽ khổ gấp trăm lần. Khi đó bạn cũng đừng trách ai, nếu có trách thì trách bản thân mình trước. Hoặc nói theo tâm linh là ai có phước có phần thì mới có hưởng. Người Nhật chỉ tin vào khả năng con người nên nhắm làm không được họ chọn tự làm khổ mình, không phiền hà đến ai. Không tiền thì FA, thà độc thân phong lưu còn hơn vướng nợ đời thiếu thốn, khổ mình, khổ người.